Tag: thai kỳ

Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ

Có con là điều tuyệt vời nhất trên thế gian này. Mẹ là người có thể cảm nhận được sự phát triển, lớn lên của con qua từng ngày trong bụng mẹ. Thế nhưng những người làm cha lại không cảm nhận được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ nhé!

1. Sử dụng video 3D mô phỏng sự hình thành của thai nhi

Con là sợi dây kết nối của bố và mẹ. Sự hình thành và phát triển của con trong bụng mẹ bắt đầu từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo nên phôi thai. 9 tháng 10 ngày thai nhi sẽ hình thành, phát triển trong cơ thể người mẹ.

Trứng gặp tinh trùng

Ngày nay khoa học phát triển, ngành y tế ngày càng có nhiều các công cụ thiết bị siêu âm cao cấp: 3D, 4D cho phép bạn cảm nhận được sự phát triển, những hình ảnh chân thực, sống động nhất của thai nhi tại từng giai đoạn của thai kỳ.

Quá trình siêu âm chỉ giúp bố mẹ biết được, theo dõi được một vài khoảng khắc nghịch ngợm của em bé. Do đó ngày nay người ta sử dụng video 3D để giúp bố mẹ có thể cảm nhận được chân thực nhất, mô phỏng lại cả một quá trình em bé hình thành, lớn lên từ thời điểm trứng gặp tinh trùng đến các tuần thai nhi.

2. Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ

Quá trình thụ tinh: Việc thụ thai được bắt đầu từ ống dẫn trứng khi tinh trùng thụ tinh trứng. Sau 5 ngày trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển dần theo ống dẫn trứng.

Thai nhi hình thành trong bụng mẹ

Quá trình phân bào sẽ diễn ra hình thành nên phôi thai. Sau 5 ngày thụ tinh phôi thai lúc này bám vào thành tử cung. Ở cơ thể người mẹ lúc này đã đến chu kỳ kinh nguyệt mà không có kinh đồng nghĩa với việc mẹ đã mang thai được 4 tuần.

Sự phát triển của phôi thai sau 2 tuần

Sau hai tuần đầu phôi thai phát triển nhanh, hệ thống thần kinh cũng phát triển nhanh theo đó. Khi phôi thai được 5 tuần lúc này thai nhi đã có tim thai. Máu sẽ được bơm đến nhau thai thông qua dây rốn.

Quá trình hình thành thai nhi tuần 9 – 12

Khi thai kỳ được 9 tuần lúc này các tứ chi, ngón chân, ngón tay của thai nhi đã hình thành. Lúc này em bé phát triển, lớn bằng quả nho.  Ở tuần thai 12 em bé đã nặng khoảng 28 gam. Thai nhi đã bắt đầu thải được nước tiểu.

Quá trình hình thành thai nhi tuần 20

20 tuần tương đương với thai nhi đã được 5 tháng. Lúc này bé đã lớn gấp 10 lần tuần thứ 12. Cơ thể bé cũng đã bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động.

Bộ phận sinh dục ở bé trai và bé gái cũng đã hoàn thiện hơn. Ở tuần thứ 20 này bạn đã có thể biết được mình mang thai bé trai hay bé gái.

Quá trình hình thành thai nhi từ tuần 24 – 40

Não đã phát triển nhanh chóng hơn từ tuần thai 24. Lúc này em bé đã bắt đầu mở mắt và nặng khoảng 650 gam

Ở tuần thai thứ 28 em bé nặng khoảng 1kg

Em bé bắt đầu cảm nhận được âm thanh, ánh sáng, em bé đã cửa động và nghe được ở tuần thai thứ 32. Lúc này cân nặng, chiều dài cơ thể của em bé phát triển nhanh hơn, nặng khoảng 2kg.

Hệ thống xương khớp bắt đầu phát triển khỏe hơn, thân hình em bé đầy đặn hơn ở tuần thứ 34.

Em bé sẽ nặng khoảng 2,5 kg ở tuần 36. Cuối cùng từ tuần 37 – 40 là giai đoạn em bé phát triển nhanh nhất, hoàn thiện nhất để chào đời.

Trên đây là cả quá trình hình thành, phát triển của thai kì suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

Những nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng khi mang thai

Trong quá trình mang thai người mẹ thường bị đau lưng. Vậy nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân đau lưng khi  đang mang thai qua những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Quá trình mang thai cơ thể mẹ thay đổi hormone

Khi mang thai các dây chằng kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phái dưới cơ thể người mẹ thường bị nhão. Đó là do hormone thai nghén Progesterone gây ra, tạo nên các cơn đau nhói ở vùng lưng.

Tuy nhiên các cơn đau nhức vùng lưng này không diễn ra thường xuyên mà chỉ thi thoảng. Hormone Progesterone  còn giữ vai trò giúp cho khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Do vậy khung xương chậu cũng chính là vùng nâng đỡ, hỗ trợ quá trình chuyển dạ của người mẹ tốt hơn.

Tại sao bạn bị đau lưng khi mang thai?

2. Do các cơ vùng bụng của người mẹ bị yếu đi

Các cơ vùng bụng có nhiệm vụ là chịu sức ép từ cơ thể bạn khi nằm sấp. Các cơ vùng bụng có thể co giãn linh hoạt khi bạn gập người, nâng, nhặt đồ vật dưới đất lên dễ dàng…

Trong quá trình mang thai các cơ vùng bụng sẽ không đảm nhận được nhiệm vụ trên nữa. Lúc này các cơ vùng bụng trở nên yếu ớt hơn, dễ bị giãn bở các tác động, sự phát triển của thai kỳ.

Từ đó khiến cho các vùng cơ lưng bị chèn ép gây ra các cơn đau lưng ở người mẹ.

Những người mang thai lần thứ hai, thứ 3… các cơ vùng bụng lại càng yếu ớt hơn. Bạn có thể cảm nhận được rõ ràng sự lỏng lẻo này. Nguyên nhân là do các cơ vùng bụng đã bị mềm đi rất nhiều từ lần mang thai đầu tiên.

Khi mang thai bạn cần ngồi đúng tư thế

3. Do vị trí nằm của thai nhi

Từng vị trí nằm, chuyển động của thai nhi cũng tạo nên các cơn đau lưng cho người mẹ ở những giai đoạn cuối thai kỳ.

Khi lưng của em bé quay ngược lại với lưng của mẹ thì sẽ gây ra các sức ép lên vùng xương lưng của mẹ tạo nên các cơn đau nhói.

4. Do người mẹ ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai. Trong quá trình mang bầu không ít thai phụ thích ngồi bệt, ngồi cố định gót chân xuống sàn nhà và chống hai tay ra phía sau để cố định trọng lượng cơ thể.

Khi ngồi với tư thế như vậy sẽ khiến cho vùng lưng phía dưới luôn trong trạng thái căng thẳng gây ra đau lưng.

Tiếp đó bạn đứng, di chuyển, nhấc các đồ vật không đúng cách cũng gây ra các tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.

Việc bạn đứng và ngồi sai tư thế thường xuyên sẽ khiến bạn bị đau lưng nhiều hơn. Bạn sẽ cảm nhận các cơn đau lưng rõ rệt hơn khi nâng, nhấc các vật nặng và thực hiện các động tác xoắn lưng.

Ngoài ra thì đau lưng khi mang thai còn do mẹ bầu bị đau thần kinh tọa. Chứng đau thần kinh tọa sẽ làm xuất hiện các cơn đau nhức, nhói lên ở phía mông, phía sau một bên chân.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau lúc này là do các dây chằng vùng lưng, xương chậu đã bị suy giảm chức năng.

Trên đây là các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai. Để tránh đau nhức lưng khi mang thai mẹ bầu cần thực hiện đi, đứng, ngồi đúng tư thế nhé!.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi những thông tin trên đây của chúng tôi.

Powered by WordPress & Theme by Anders Norén