Tag: sức khỏe sinh sản

Thai nhi 30 tuần – Bé phát triển ở mức độ nào?

Khi còn đang trong bào thai, được nuôi dưỡng bằng cơ thể mẹ, mỗi một tuần thai nhi sẽ lớn lên, có sự phát triển khác nhau. Vậy thai nhi 30 tuần bé đã phát triển đến mức độ nào rồi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Hình ảnh thai nhi 30 tuần

1. Sự phát triển của thai nhi 30 tuần

Thai kỳ được 30 tuần lúc này bé đã nặng khoảng 1.3kg và dài khoảng 39.9 cm. Lúc này bé đã biết phản ứng với âm thanh.

Não bộ của bé cũng đã phát triển nhanh hơn. Bé đang lớn dần từng ngày, kích thước vòng đầu cũng tăng nhanh chóng.

Nếu bạn đang mang thai bé trai thì ở thai nhi 30 tuần tuổi lúc này tinh hoàn đã di chuyển từ gần thận về tới háng.

Nếu bạn đang mang thai bé gái thì âm vật của bé đã bắt đầu trồi lên do hai môi âm vật vẫn chưa đủ lớn để bao phủ nó. Chỉ một vài tuần nữa trước khi sinh quá trình phát triển này sẽ được hoàn thiện.

Với thai nhi 30 tuần lúc này các bé đã có thể tự quay đầu sang hai bên. Chân , tay và thân mình của thai nhi đã phát triển đầy đặn hơn, các chất béo cần thiết tích tụ dưới da nhiều hơn.

Ở thời kỳ thai nhi này em bé đã bắt đầu ngọ nguậy, đạp nhiều hơn vào bụng mẹ.

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

2. Sự thay đổi lớn trong cơ thể mẹ khi thai nhi 30 tuần

Ở giai đoạn này lúc này cân nặng của em bé cũng tăng nhanh hơn, cổ tử cung của mẹ mở rộng hơn, nhiều nước ối, nhau thai… khiến cơ thể mẹ trở nên nặng nề. Lúc này cân nặng của mẹ tăng trung bình từ 11.4 – 15.9 kg.

Cân nặng tăng nhanh nhưng phần lớn trọng lượng, kích thước tập trung ở phần trước bụng và xương chậu. Người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được.

Do đó khi mang thai thời gian dài bạn thường cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu.

Lúc này các cơ tử cung cũng co bóp thắt lại nhiều hơn. Những cơn co thắt này thường kéo dài khoảng 30 giây và không đều đặn.

Nếu những cơn co thắt này xảy ra thường xuyên, không đau đớn gì thì đó là dấu hiệu của việc sinh non các mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Bắt đầu từ tuần thai thứ 30 dịch âm đạo sẽ xuất hiện nhiều hơn và thường có màu ngả vàng. Bạn nên mặc quần có chất liệu khô thoáng hoặc đóng băng vệ sinh hàng ngày, thường xuyên vệ sinh âm đạo sạch sẽ.

Thêm nữa kha thai kỳ được 30 tuần, ngực mẹ đã bắt đầu tạo sữa non, có nhiều mẹ đã có sữa non rỉ ra. Do đó bạn nên mặc những chiếc áo rộng, mặc những loại áo ngực dành cho con bú.

Thêm nữa ở giai đoạn này mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm có chứa:  protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp cho khung xương của bé trở nên cứng cáp hơn, não bộ, phổi và các múi cơ phát triển hoàn thiện hơn.

Các mẹ bầu nên thực hiện các bài tập thư giãn cơ thể, làm mềm các khớp cơ rất tốt cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Mẹ bầu có thể thử tham gia các lớp học yoga giúp bạn không bị căng cơ, chuột rút trong ba tháng cuối thai kì.

Cuối cùng mẹ bầu nên ngủ đúng giờ, uống nhiều nước. Nên uống nước trước 18h để tránh đi tiểu đêm nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ.

Trên đây là những điều cần biết cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi 30 tuần. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh.

Những nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng khi mang thai

Trong quá trình mang thai người mẹ thường bị đau lưng. Vậy nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân đau lưng khi  đang mang thai qua những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Quá trình mang thai cơ thể mẹ thay đổi hormone

Khi mang thai các dây chằng kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phái dưới cơ thể người mẹ thường bị nhão. Đó là do hormone thai nghén Progesterone gây ra, tạo nên các cơn đau nhói ở vùng lưng.

Tuy nhiên các cơn đau nhức vùng lưng này không diễn ra thường xuyên mà chỉ thi thoảng. Hormone Progesterone  còn giữ vai trò giúp cho khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Do vậy khung xương chậu cũng chính là vùng nâng đỡ, hỗ trợ quá trình chuyển dạ của người mẹ tốt hơn.

Tại sao bạn bị đau lưng khi mang thai?

2. Do các cơ vùng bụng của người mẹ bị yếu đi

Các cơ vùng bụng có nhiệm vụ là chịu sức ép từ cơ thể bạn khi nằm sấp. Các cơ vùng bụng có thể co giãn linh hoạt khi bạn gập người, nâng, nhặt đồ vật dưới đất lên dễ dàng…

Trong quá trình mang thai các cơ vùng bụng sẽ không đảm nhận được nhiệm vụ trên nữa. Lúc này các cơ vùng bụng trở nên yếu ớt hơn, dễ bị giãn bở các tác động, sự phát triển của thai kỳ.

Từ đó khiến cho các vùng cơ lưng bị chèn ép gây ra các cơn đau lưng ở người mẹ.

Những người mang thai lần thứ hai, thứ 3… các cơ vùng bụng lại càng yếu ớt hơn. Bạn có thể cảm nhận được rõ ràng sự lỏng lẻo này. Nguyên nhân là do các cơ vùng bụng đã bị mềm đi rất nhiều từ lần mang thai đầu tiên.

Khi mang thai bạn cần ngồi đúng tư thế

3. Do vị trí nằm của thai nhi

Từng vị trí nằm, chuyển động của thai nhi cũng tạo nên các cơn đau lưng cho người mẹ ở những giai đoạn cuối thai kỳ.

Khi lưng của em bé quay ngược lại với lưng của mẹ thì sẽ gây ra các sức ép lên vùng xương lưng của mẹ tạo nên các cơn đau nhói.

4. Do người mẹ ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai. Trong quá trình mang bầu không ít thai phụ thích ngồi bệt, ngồi cố định gót chân xuống sàn nhà và chống hai tay ra phía sau để cố định trọng lượng cơ thể.

Khi ngồi với tư thế như vậy sẽ khiến cho vùng lưng phía dưới luôn trong trạng thái căng thẳng gây ra đau lưng.

Tiếp đó bạn đứng, di chuyển, nhấc các đồ vật không đúng cách cũng gây ra các tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.

Việc bạn đứng và ngồi sai tư thế thường xuyên sẽ khiến bạn bị đau lưng nhiều hơn. Bạn sẽ cảm nhận các cơn đau lưng rõ rệt hơn khi nâng, nhấc các vật nặng và thực hiện các động tác xoắn lưng.

Ngoài ra thì đau lưng khi mang thai còn do mẹ bầu bị đau thần kinh tọa. Chứng đau thần kinh tọa sẽ làm xuất hiện các cơn đau nhức, nhói lên ở phía mông, phía sau một bên chân.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau lúc này là do các dây chằng vùng lưng, xương chậu đã bị suy giảm chức năng.

Trên đây là các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai. Để tránh đau nhức lưng khi mang thai mẹ bầu cần thực hiện đi, đứng, ngồi đúng tư thế nhé!.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi những thông tin trên đây của chúng tôi.

Powered by WordPress & Theme by Anders Norén