Một trong những dịch vụ chống thấm được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là dịch vụ chống thấm mặt cầu. Vậy chống thấm mặt cầu là gì? Cách thi công chống thấm mặt cầu nào vừa đơn giản lại mang đến hiệu quả nhất hiện nay? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để có ngay đáp án cho những câu hỏi trên ngay nhé!
1.Hiểu rõ hơn về chống thấm mặt cầu
Chống thấm mặt cầu là sử dụng một lớp dung dịch chống thấm vô cùng đặc biệt giúp lớp bê tông được bảo vệ khỏi những tác nhân tiêu cực từ thời tiết, ngoại lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bề mặt thi công. Và không thể không kể đến tác dụng chính của lớp chống thấm đó là bảo vệ kết cấu bê tông khỏi sự xâm nhập của nước làm hư hại kết cấu bên trong.
Như các bạn đã biết các công trình cầu đều đòi hỏi độ bền cao theo ngày tháng nhưng dưới sự xâm thực của nước và sự tác động của thời tiết khắc nghiệt làm tuổi thọ của cầu giảm đáng kể. Vì vậy, lớp chống thấm mặt cầu hay còn được gọi với tên khác là lớp phòng nước mặt cầu sinh ra để hạn chế tối đa những tác động xấu đó ảnh hưởng đến tuổi thọ của mặt cầu.
Lớp chống thấm mặt cầu giúp công trình cầu tránh khỏi những tác nhân xấu từ môi trường và làm tăng tuổi thọ cho công trình
>> Gợi ý cho bạn:
- Nên sơn nhà vào thời điểm nào sau khi xây xong
- Những nguyên tắc thiết kế hồ cá Koi cơ bản bạn cần lưu ý
- https://reviewssimple.com/
2. Quy trình thi công chống thấm mặt cầu như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công.
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông cần thi công bằng các dụng cụ chuyên dụng như: búa đăm, búa đục…
- Trên bề mặt bê tông, đục các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn theo rãnh rộng từ 1-2 cm và sâu 2cm.
- Ở quanh miệng lỗ thoát sàn, ta đục rãnh rộng từ 2- 3cm, sâu 3cm. Sau đó lắp đặt thanh trương nở và gia cố bằng lớp vữa đổ bù không co ngót.
- Dùng máy thổi cầm tay để giúp mặt bê tông khô tự nhiên và làm khô những khu vực ẩm ướt.
Bước 2: Thi công chống thấm.
- Xử lý những vị trí nứt trên bề mặt bê tông như: lỗ rỗng, hốc bọng, hay đường nứt… bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.
- Sau đó, quấn thanh cao su trương nở tại các khe co giãn và cổ ống xuyên sàn. Sau đó, đổ vữa đổ bù không co ngót.
- Nếu như sàn lệch và ống thoát vệ sinh được bố trí đi trên mặt sàn xuyên vách tường vào hộp kỹ thuật thì ở vị trí các ống này ta sẽ quấn thanh cao su trương nở quanh ống, ở vị trí gần sát vách hộp kỹ thuật. Và được đổ bê tông đá mi ốp chặt vào quanh các vách hộp kỹ thuật đảm bảo độ dày khoảng 10cm.
- Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn và chúng ta tiến hành khò, dán và quét hoặc phun.
Chống thấm mặt cầu bằng dung dịch phun thẩm thấu.
Tiến hành phun.
- Tiến hành phun chống thấm vào các lỗi. Đặc biệt ở các đường nứt xuyên sàn đã được đục rãnh trước đó với định mức như sau: 5- 10 md/ lit. Đợi 30- 60 phút, sau đó tiến hành phun nhẹ nước bảo dưỡng. Lớp này sẽ có tác dụng giúp vật liệu chống thấm hoạt động và thẩm thấu được sâu hơn.
- Trên toàn bộ bề mặt sàn hay bê tông đã được vệ sinh sạch sẽ chúng ta sẽ phun lớp một vật liệu chống thấm theo quy định của nhà sản xuất.
Bảo dưỡng.
- Khi vật liệu chống thấm đã thấm hết vào trong bê tông. Sau 30- 60 phút, chúng ta sẽ tiến hành phun nước tạo ẩm lên trên bề mặt bê tông. Radcon #7 nếu khô sờ không dính tay thì ta tiến hành phun ẩm nước bảo vệ. Lớp nước này có tác dụng giúp sản phẩm chống thấm hoạt động và thẩm thấu sâu hơn vào kết cấu bê tông.
- Tiến hành phun nước bảo dưỡng trên toàn bộ diện tích đã phun vật liệu chống thấm được tiến hành trong 2 – 3 ngày tiếp theo tùy thuộc vào loại sản phẩm dùng.
Hy vọng với những kiến thức trên về chống thấm mặt cầu sẽ giúp các bạn tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc và đời sống của bạn. ủa bạn. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn hãy để dưới phần bình luận để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé!
> Xem thêm: The Best Robot Vacuum For Carpet
Dùng sơn chống thấm sân thượng có mang lại hiệu quả cao không