Theo các quy định về bảo hiểm xã hội, bộ luật lao động… người lao động sẽ là đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được ký kết các hợp đồng lao động. Chính vì vậy có một số công ty, doanh nghiệp… đã tuyển người lao động nhưng không ký kết các hợp đồng lao động để tránh phải đóng góp các khoản tiền bảo hiểm.
Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ cho bạn đọc rõ hơn
1. Thế nào là Hợp đồng lao động
Theo điều 15 Luật Việc Làm Là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
– NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Nội dung Hợp đồng Lao động gồm những gì?
Theo Điều 23 Bộ Luật lao động 2012, Điều 4 Nghị định 5/2015, Hợp đồng lao đồng cần đầy đủ những nội dung sau:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp.
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
– Công việc và địa điểm làm việc.
– Thời hạn của hợp đồng lao động.
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Chế độ nâng bậc, nâng lương.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
3. Không ký hợp đồng để tránh đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 thì: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Như vậy, đối với công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động.
Một số điều DN cần biết về hóa đơn điện tử có mã xác thực
Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử không sử dụng
Hiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh để né tránh việc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã không thực hiện việc giao kết hợp đồng với người lao động. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Khoản 1 và Khoản 3c Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP) thì:
Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 2 đến 25 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động. Mức phạt cụ thể:
– Từ 2 đến 5 triệu đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 5 đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 10 đến 15 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 15 đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 20 đến 25 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Như vậy, trường hợp tuyển người lao động làm công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên, công ty phải giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động và có đầy đủ các quyền lợi cơ bản của người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…. Nếu không công ty có thể bị phạt từ 4 đến 50 triệu đồng.